Chỉ số ORP là gì? ORP trong nước bao nhiêu là tốt nhất?
Bên cạnh các chỉ số quen thuộc như TSD, độ pH của nước thì ORP là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước. Vậy, chỉ số ORP là gì? ORP trong nước bao nhiêu là tốt? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. Chỉ số ORP là gì ?
Những điều cần biết về chỉ số ORP
ORP (Oxygen Reduction Potential) hay khả năng oxy hóa – khử, là một phép đo chỉ ra mức độ mà một chất có khả năng oxy hóa hoặc khử chất khác. ORP được đo bằng millivolts (mV) bằng máy đo ORP. ORP cũng là thước đo chất lượng của nước, chỉ số ORP không bị ảnh hưởng bởi pH, TDS (Tổng chất rắn hòa tan)…
Giá trị này có thể âm hoặc dương, giá trị càng âm có nghĩa là khả năng khử các chất oxy hóa càng tốt và ngược lại. Thông thường nước có độ pH cao (kiềm tính, giá trị pH>8) sẽ có chỉ số ORP âm và ngược lại nước có độ pH thấp (axit tính, giá trị pH<7) sẽ có chỉ số ORP dương, nước có tính oxy hóa cao.
Giá trị ORP càng cao, nó càng có thể gây oxy hóa. Như vậy, một chất có chỉ số ORP là +400 mV sẽ có khả năng oxy hóa gấp 4 lần so với một chất có chỉ số ORP là +100 mV. Giá trị ORP càng thấp, nó càng chống oxy hóa. Như vậy, một chất có chỉ số ORP là -400 mV có khả năng chống oxy hóa gấp 4 lần so với một chất có chỉ số ORP là -100 mV.
Việc đo chỉ số ORP trong nước sẽ giúp bạn xác định được chất lượng nước sinh hoạt. Nếu ORP dương có nghĩa là nguồn nước có tính axit. Điều này cho thấy nếu sử dụng lâu dài có thể mất đi sự cân bằng của hệ miễn dịch tự nhiên làm cho sức khỏe yếu và có nguy cơ gặp nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, việc xác định được chỉ số ORP trong nước sẽ giúp con người đưa ra được những giải pháp xử lý để dùng chất khử, chất chống oxy hóa,…
II. Vai trò của chỉ số ORP và mối quan hệ với độ pH
Người ta sử dụng chỉ số ORP trong việc đánh giá độ Oxy hóa của cơ thể con người và cả các thực phẩm hay nguồn nước mà con người cung cấp vào cơ thể. Việc đo chỉ số ORP trong nước giúp xác định tính chất và tình trạng nước của gia đình bạn. Nếu như chỉ số ORP dương, có nghĩa là nguồn nước có tính axit và nếu như sử dụng lâu dài nguồn nước nhiều chất oxy hóa này thì hệ miễn dịch tự nhiên sẽ mất cân bằng, dẫn đến sức khỏe suy yếu và có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Từ việc xác định được chỉ số ORP trong nước cao, nước mang tính axit nhiều, từ đó sẽ đưa ra những giải pháp xử lý như có thể dùng chất khử, chất chống oxy hóa, sử dụng máy lọc nước.
Các nhà khoa học đã chứng minh, việc dư thừa các chất oxy hóa trong cơ thể con người có thể tạo ra nhiều gốc tự do gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người. Chỉ số ORP dương trong cơ thể có thể dẫn đến một số tình trạng như sự lão hóa: da khô, xuất hiện các vết đồi mồi, cơ thể thiếu sức sống,… Không những vậy, việc có quá nhiều chất oxy hóa trong cơ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các gốc tự do có hại trong cơ thể phát triển và gây ra các bệnh như tim mạch, ung thư,…
Vai trò ORP đối với sức khỏe con người
Chỉ số ORP bao nhiêu thì tốt?
ORP có chỉ số âm càng lớn thì càng tốt cho sức khỏe như việc giúp trẻ hóa làn da, giải độc cơ thể, chống lại sự lão hóa hay tăng sức để kháng để ngăn ngừa các bệnh tiểu đường, ung thư ở người.
Các chuyên gia trên thế giới đã lý giải rằng, nước có chỉ số ORP âm thì sẽ giàu tính khử và có khả năng cho đi điện tử để trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, làm tăng cung cấp oxy, từ đó giúp cho việc giải độc, tăng khả năng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo, chỉ số ORP tốt nhất cho sức khỏe không vượt ngưỡng -500mV.
Mối quan hệ giữa chỉ số ORP và độ pH
PH là viết tắt của “potential Hydrogen” và là một phép đo để chỉ ra mức độ hydro trong một chất. Nó được đo bằng thang đo pH. Độ pH cơ thể thích hợp là một yếu tố quan trọng với sức khỏe.
Nước có pH trên khoảng pH 10 không có vị ngon cho đại đa số người dân. Nghiên cứu của Nhật Bản cho biết phạm vi lý tưởng cho việc uống nước kiềm là giữa pH 8.0 và pH 9.5
Nước giàu Hydrogen có chỉ số ORP thấp, độ pH cao (nằm trong giới hạn của Bộ Y Tế) sẽ tốt hơn nước mang tính axit có chỉ số ORP cao và độ pH thấp hơn 7.
Mối liên hệ giữa pH và ORP đó là “Giá trị pH nước cao thì có nhiều tác nhân giảm (- ORP) và giá trị pH nước thấp thì có nhiều tác nhân oxy hóa (+ORP).
IV. Phương pháp bổ sung các chất oxy hóa cho cơ thể
Thức ăn và nước uống là hai nguồn quan trọng nhất để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Bạn có thể bổ sung chất chống oxy hóa qua chế độ ăn hàng ngày cho cơ thể với các loại thực phẩm như:
- Gạo lứt: gạo lứt được xem là thần dược chống oxy hóa, giúp cơ thể trẻ trung, đầy sức sống, rất dễ tìm mà giá lại rẻ, dùng gạo lứt thường xuyên cơ thể sẽ trẻ trung, đầy năng lượng.
- Quả việt quất: quả việt quất có tính chống oxy hóa cực kỳ cao, tính chống oxy hóa thể hiện ngay trên màu thẫm tím của quả. Ăn một quả việt quất có khả năng chống lại quá trình oxy hóa cao hơn chuối và táo nhiều lần.
- Súp lơ: súp lơ có chứa carotenoid, lutein, zeaxanhhin và beta carotene, đây đầu là những chất diệt sạch các chất oxy hóa trong cơ thể
- Bạn cũng có thể tìm thấy chất chống oxy hóa trong các loại rau, củ, quả xanh hoặc chín mọng tự nhiên khác.
Bổ sung chất chống oxy hóa qua nguồn nước uống hằng ngày như:
- Nước ion kiềm giàu hydro có chỉ số ORP âm có lợi cho sức khỏe nên bạn cần phải bổ sung nguồn nước ion kiềm giàu hydro hằng ngày để tăng cường thêm các chất chống oxy hóa,trung hòa axit dư thừa trong cơ thể.
- Nước giàu hydro giúp loại bỏ các gốc tự do có hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa của tế bào và mô, tạo bề mặt thông thoáng để tăng oxy, tăng dinh dưỡng nhờ vậy tế bào sẽ thải ra ít axit lactic, ngăn ngừa lão hóa và tăng sức đề kháng.
Các dòng máy ion kiềm được VINAWA cung cấp và lắp đặt
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ về chỉ số ORP trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chỉ số quan trọng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0976688989 để được tư vấn cụ thể và chi tiết.